Đời sống kinh tế tại Bắc Giang ngày càng phát triển, khả năng sở hữu xe ô tô của người dân cũng tăng cao. Theo đó nhu cầu học bằng lái ô tô tại Yên Thế Bắc Giang cũng ngày càng nhiều. Bạn đang băn khoăn tìm hiểu học lái xe có khó không, cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì? Hãy theo dõi chia sẻ trong nội dung bài viết này để hiểu hơn về quá trình học bằng lái xe nhé!
Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Bắc Giang tuyển sinh các lớp học bằng lái xe ô tô B1, B2, C và nâng hạng .
Hồ sơ đăng ký học bằng lái xe ô tô đối với các hạng B1 B2 C
- Giấy khám sức khỏe A3
- Thẻ CCCD photo không cần công chứng
- Ảnh 3×4 6 cái
Ưu điểm khi học tại trung tâm
- Đăng ký học nhóm trên 2 người giảm tiền học 500.000đ mỗi hồ sơ.
- Tư vấn gải đáp các thắc mắc của học viên
- Cung cấp sách học lý thuyết 600 câu hỏi miễn phí
- Học lái gần nhà
- Trung tâm uy tín có tên tuổi và thương hiệu trên đại bàn và được sở GTVT cấp phép đào tạo và sát hạch
Học bằng lái xe ô tô làm quen với các bộ phận buồng lái
Chỉ cần bạn chú tâm thì việc học lái xe ô tô cũng không có gì quá khó. Trước khi học thực hành lái xe, bạn sẽ được hướng dẫn làm quen với chức năng và vị trí của các bộ phận trong buồng lái xe ô tô.
Vô Lăng lái
Bộ phận quan trọng để điều khiển các hướng chuyển động của xe.
Với các dòng xe ở nước ta hiện nay, vô lăng lái được bố trí ở vị trí bên trái.
Khi học bằng lái xe ô tô ở Yên Thế bạn sẽ được hướng dẫn cách cầm vô lăng sao cho đúng kỹ thuật và lái xe một cách thoải mái nhất.
Công tắc còi điện
Công tắc điều khiển còi tạo ra âm thanh khi xe vận hành. Sử dụng trong những trường hợp cần báo cho những người xung quanh biết sự hiện diện của xe bạn để họ có thể tránh.
Công tắc đèn
Sử dụng trong các trường hợp đi đường buổi tối và xi nhan sang đường.
Nằm ở vị trí bên trái trên trục tay lái.
Bạn sẽ được tìm hiểu bật các loại đèn trên xe.
Ghi nhớ nấc 1 dành cho bật đèn cốt, nấc 2 để chế độ đèn pha và các loại đèn khác.
Với đèn xin đường thì gạt về phía trước hoặc phía sau.
Khóa điện
Lock: là vị trí cắt điện
ACC: Là cấp điện hạn chế.
ON: Là cấp điện hoàn toàn.
START: Khởi động
Bàn đạp ly hợp – côn
Vị trí nằm bên trái của trục vô lăng lái.
Công dụng là đóng mở ly hợp để nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến HTTL
Sử dụng trong trường hợp khi khởi động động cơ, chuyển số hay phanh dừng xe
Bàn đạp phanh chân
Vị trí nằm bên phải của trục vô lăng lái, ở giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga.
Công dụng để điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ cũng như dừng chuyển động của xe.
Bộ phận này vô cùng quan trọng cần ghi nhớ thật kỹ vì đã có nhiều trường hợp lái xe xảy ra sự cố nghiêm trọng do nhầm chân phanh với chân ga.
Bàn đạp ga
Vị trí nằm bên phải của trục vô lăng lái, cạnh bên bàn đạp phanh. Vì chân ga và chân phanh nằm cạnh nhau nên luôn phải ghi nhớ để thao chuẩn xác vì sự an toàn của bạn và những người xung quanh.
Cần điều khiển phanh tay
Chức năng giữ cho xe ô tô dừng hẳn trên những đoạn đường có độ dốc nhất định.
Hỗ trợ cùng phanh chân trong một số trường hợp cần thiết. Tuy nhiên hạn chế tối đa việc dùng phanh tay khi xe đang di chuyển để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Công tắc cần gạt nước
Nấc 0: Ngừng gạt nước
Nấc 1: Gạt nước từng lần
Nấc 2: Gạt nước chậm
Nấc 3: Gạt nước nhanh
Kinh nghiệm cơ bản cho người mới học bằng lái xe ô tô
Bạn đang quan tâm tìm hiểu khoá học bằng lái xe ô tô ở Yên Thế Bắc Giang, hãy lưu ý nhưng kinh nghiệm cơ bản cho người mới để quá trình thi lấy bằng lái dễ dàng hơn.
Nắm vững kỹ thuật buông ga rà phanh
Với người mới học lái xe hay mới lái xe phải luôn ghi nhớ bất kỳ khi nào không ga thì chuyển chân sang để lên chân phanh. Bởi khi có bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, bạn cũng có thể phanh được ngay để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Một kinh nghiệm được chia sẻ qua các khoá học bằng lái xe ô tô ở Bắc Giang được truyền lại đó là hãy tập và tạo thói quen đặt cố định gót chân phải xoay kiểu chữ V. Ở tư thế này bạn sẽ dễ dàng di chuyển giữa hai bàn đạp chân phanh và chân ga linh hoạt.
Ghi nhỡ kỹ thuật côn ra ga vào
Kỹ thuật này thường được áp dụng với những người mới lái xe số sàn. “Côn ra ga vào” là khi bạn nhả chân côn thì phải đệm thêm chân ga.
Khi xe ở số 1 thì nhả chân côn thật chậm. Khi xe lăn bánh thì nhả thêm chút chân côn, đồng thời đệm thêm chút chân ga để xe chạy nhanh hơn mà không sợ chết máy. Khi xe ở số 2 có thể nhả côn nhanh hơn mà không sợ chết máy.
Ghi nhớ nguyên tắc quay đầu xe
Nguyên tắc khi quay đầu xe bạn cần ghi nhớ trong quá trình học bằng lái xe ô tô tại Yên Thế Bắc Giang là hướng đầu xe về phía nguy hiểm, và hướng đuôi xe về phía ít nguy hiểm hơn.
Khi quay đầu ở những đoạn đường hẹp ở phố, chắc chắn bạn phải dùng tới vài lần “đỏ” (tương đương với một lần tiến lùi) thì bạn mới có thể quay đầu xe thành công. Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc khi phải lùi hoặc tiến xe ở những nơi khó quan sát nhất, địa hình nhiều rủi ro thì hướng đầu xe vào chứ không lùi đuôi. Bởi hướng đầu vào nơi nguy hiểm bạn với có thể quan sát và chủ động điều chỉnh. Còn hướng đuôi xe vào khó quan sát, hạn chế tầm nhìn sẽ có thể dẫn đến sơ suất mà bạn phải trả giá đắt.
Trên đây là chia sẻ về những kiến thức kỹ năng cơ bản cho người mới học lái xe. Với sự hướng dẫn kèm cặp của giảng viên trung tâm đào tạo bằng lái xe ô tô, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn. Chúc bạn sớm sở hữu bằng lái trong tay và lái xe an toàn.